Dầu mè và dầu vừng là hai loại dầu thực vật khá phổ biến trong ẩm thực, và mặc dù chúng thường được nhắc đến với những cái tên tương tự, nhưng thực tế, chúng có sự khác biệt đáng chú ý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ lưỡng về hai loại dầu này và những đặc điểm nổi bật của chúng.
Dầu mè, dầu vừng là gì?
Trước tiên cần làm rõ một vấn đề là dầu mè và dầu vừng là một, tùy thuộc vào vùng miền mà họ gọi theo hai tên khác nhau. Dầu vừng là cách gọi của những người dân ở miền Bắc và dầu mè là là tên gọi của những người dân miền Nam.
Dầu mè còn có tên gọi khác là dầu vừng là loại dầu được chiết xuất từ hạt vừng hay còn được gọi là hạt vừng, có nguồn gốc từ thực vật còn gọi là cây mè hay là cây vừng. Người dùng thường sử dụng dầu mè giống như một loại gia vị giúp làm tăng thêm hương vị và kích thích vị giác cho người dùng món ăn.
Dầu mè có mùi thơm nhẹ và dần trở thành thứ nguyên liệu không thể thiếu trong một số món ăn, nếu thiếu dầu mè sẽ làm giảm đi độ ngon. Dầu mè thường được sản xuất theo dạng dầu ăn dặm cho bé, bởi trong dầu mè chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như Omega-3, Vitamin E, canxi là những chất mà em bé cần để phát triển và tăng cường hệ miễn dịch góp phần cho sự phát triển thị lực của bé. Nhưng cũng có dầu mè cho người trưởng thành.
Phân loại dầu mè, dầu vừng
Dựa vào màu sắc của dầu mè được phân loại thành hai loại khác nhau: Dầu mè đen và dầu mè trắng. Dầu mè trắng được ép từ hạt mè trắng, là loại dầu tốt cho trẻ em và người già. Dầu mè đen được ép từ hạt mè đen, có mùi thơm đặc trưng thường được sử dụng trong nhiều món ăn.
Dựa vào cách chế biến dầu mè được phân làm hai loại: Dầu mè sống và dầu mè chín
Dầu mè sống là dầu mè được ép lạnh thủ công lần 1, thường sẽ có màu vàng tươi, có độ trong và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Dầu mè chín là dầu được làm từ mè đã được rang lên và vỏ chuyển màu, khi mang mè đi ép dầu sẽ chuyển sang màu hơi đỏ, khi dùng nấu ăn sẽ ra màu vàng bắt mắt cho món ăn và thường có mùi thơm hơn nhiều so với dầu mè sống.
>> Xem thêm : Máy ép dầu thực vật
Công dụng và tác hại của dầu mè
Công dụng của dầu mè
Dầu mè chứa calo, chất béo no không bão hòa, vitamin E, canxi, axit béo Omega-3, Omega-6,… và nhiều dưỡng chất khác nhau rất có lợi cho sức khỏe như:
- Tốt cho tim mạch: Trong dầu mè có chứa axit linoleic có vai trò quan trọng trong việc làm giảm lượng cholesterol xấu LDL và giúp làm tăng lượng cholesterol tốt HDL có trong cơ thể. Trong dầu mè còn chứa các chất như selen, canxi, magie,… là các khoáng chất thiết yếu giúp điều chỉnh các hoạt động của cơ tim mạch.
- Điều hòa huyết áp: Sesamin và sesaminol có trong dầu mè giúp hạn chế các tình trạng căng thẳng do quá trình oxy hóa gây ra bên trong cơ thể, từ đó tạo ra hiệu quả kháng viêm lên các động mạch, làm giảm huyết áp ở cả hai tâm trương và tâm thu.
- Tốt cho xương khớp: Dầu mè có tác dụng làm chậm quá trình dày lên xương, giúp xương luôn khỏe mạnh và chắc khỏe hơn khi về già, vì vậy hạn chế được các nguy cơ về loãng xương khi về già.
- Dưỡng ẩm cho da: Dầu mè có tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả cho da bởi khả năng thẩm thấu cao hơn so với các loại kem dưỡng ẩm thông thường. Ngoài ra dầu mè còn có khả năng ngăn ngừa rạn da, phụ nữ mang thai có thể sử dụng dầu mè để mát xa những vùng da dễ bị rạn trên cơ thể mỗi ngày 2 lần để hạn chế xuất hiện những tình trạng da.
- Giảm nhiệt cho cơ thể: Dùng dầu mè massage cơ thể sẽ giúp làm giảm lượng nhiệt tích tụ trong những người có thể trạng mang tính nhiệt, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và phòng tránh được bệnh tật.
- Bảo vệ răng nướu: Có thể dùng dầu mè để thoa lên răng nướu nó sẽ giúp làm sạch các mảng bám trên răng, nhờ vậy sẽ giúp răng được chắc khỏe và trở nên sáng bóng hơn.
- Giảm căng thẳng: Sử dụng dầu mè nguyên chất bôi và massage hằng ngày sẽ mang lại cảm giác thư thái và dễ chịu.
Tác hại của dầu mè
Mặc dù dầu mè mang lại cho cơ thể nhiều lợi ích nhưng dầu mẻ cũng có thể gây ra một số tác hại đến cơ thể nếu như sử dụng không đúng cách. Một trong những tác hại lớn nhất mà dầu mè mang lại là có thể gây béo phì do trong dầu mè có chứa nhiều calo.
Nếu sử dụng lạm dụng dầu mè quá nhiều, có thể gây ra tình trạng dư calo dẫn đến việc bị tăng cân. Ngoài việc gây tăng cân dầu mè cũng có thể gây ra tình trạng bị dị ứng đối với một số cơ thể người. Các triệu chứng dị ứng như: tiêu chảy, đau bụng, nổi mẩn đỏ hoặc có thể gây khó thở. Do đó, nên sử dụng dầu mè một cách hợp lý và đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng dầu mè đúng cách
Dầu mè là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, và trở nên phổ biến trong mọi nhà. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của nó mà không gây ra những tác hại tìm ẩn của nó thì trước tiên phải hiểu rõ cách sử dụng là vô cùng cần thiết.
Dùng dầu mè trực tiếp
Có thể sử dụng dầu mè trực tiếp trong các bữa ăn hằng ngày, một cách phổ biến như là dùng làm dressing trong salad. Cách này chỉ cần sử dụng kết hợp dầu mè với dấm, muối tiêu và các loại gia vị khác để tạo ra loại dressing vừa miệng. Ngoài ra có thể sử dụng mè cùng với một số loại sinh tố hoặc các loại nước ép trái cây để làm tăng thêm hương vị và giàu dinh dưỡng.
Dầu mè còn được sử dụng trong các món chiên, xào để giúp làm tăng thêm hương vị cho món ăn, tuy nhiên trong dầu mè có chứa nhiều calo nên chỉ sử dụng khoảng một đến hai muốn cho mỗi ngày.
Dùng dầu mè để nấu ăn
Dầu mè là một nguồn chất béo tốt cho cơ thể, giàu omega-3,6. Để sử dụng dầu mè trong nấu ăn, bạn có thể thêm vào các món salad, món xào hoặc sử dụng làm dầu ăn. Tuy nhiên khi sử dụng dầu mè trong nấu ăn không nên đun nóng dầu quá mức vì nhiệt độ cao có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong dầu mè.
Dùng trong làm đẹp
Dầu mè là một sản phẩm làm đẹp tự nhiên, giàu chất chống oxy hóa và vitamin E. Có thể sử dụng dầu mè như một loại dầu dưỡng da, chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ lên da sau khi tắm để dưỡng ẩm. Sử dụng dầu mè nguyên chất như một loại dầu massage giúp làm dịu da. Dầu mè cũng rất tốt cho tóc, có thể sử dụng dầu mè thoa lên tóc và da đầu để qua đêm và gọi sạch vào buổi sáng.
* Lưu ý: Bảo quản dầu mè ở nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản dầu mè được tốt nhất.
Lời kết
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về dầu mè và dầu vừng. Thực chất, cả hai loại dầu này đều là một chỉ khác nhau về tên gọi ở các vùng miền khác nhau. Dầu mè ( dầu vừng) là loại dầu thực vật nó mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe. Hãy bổ sung dầu mè vào thực đơn hằng ngày để chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
>> Bài viêt liên quan: