Hiện nay là thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên tất cả các vật dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của chúng ta càng ngày càng tiên tiến hơn, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn cho người sử dụng hơn. Đũa tre, một vật dụng nhỏ nhưng cũng không ngoại lệ khi quy trình sản xuất đũa tre thực sự rất phức tạp, kỳ công, trải qua nhiều giai đoạn, trong đó, quan trọng nhất là bộ phận máy làm đũa tre.
Quy trình sản xuất đũa tre bằng dây chuyền
Để sản xuất đũa tre chất lượng, đẹp nhất, công đoạn chọn tre cũng phải gắt gao. Đũa nhất định phải được làm từ loại tre được tuyển chọn kỹ càng, thân tre thẳng, tròn và đều, có chiều cao trung bình 15 – 18m, đường kính trung bình từ 8 – 15cm.
Bên cạnh đó, những cây tre được chọn là nguyên liệu sản xuất đũa tre phải có tuổi thọ từ 5 – 6 năm. Bởi vì tre càng già càng lâu năm thì chế tác ra sản phẩm càng chắc chắn, màu sắc càng đẹp. Không nên chọn tre non vì như thế sẽ có nhiều nước khiến cho đũa sẽ bị mềm, dễ bị gãy.
Những người thợ làm đũa chỉ lấy tre từ khoảng 10 đốt đổ xuống, khoảng tầm giữa cây tre vì nó mỏng vừa, đều, dài thẳng, cắt ra thì đũa sẽ thẳng đều, phù hợp với người sử dụng đũa.
Để tạo tác đũa tre, người thợ phải sử dụng tre tươi, còn nguyên bản mùi tre, thơm của tự nhiên để đảm bảo chất lượng và hợp vệ sinh. Tre để lâu và ngâm thì sẽ có mùi hôi, gây ảnh hưởng tới người dùng.
Tiếp theo đó, những người thợ đo rồi chẻ từ 8-9mm 1 cái đũa, sau đó lấy dao sơ chế 4 cạnh thành hình vuông, sau đó vót thô để tạo thành những chiếc đũa. Mục đích chẻ tre chuẩn như vậy là để tiết kiệm được nguyên liệu tre, không bị lãng phí, sản xuất ra số lượng sản phẩm nhiều hơn.
Đến đây thì những chiếc đũa tre đã dần hình thành. Để chống mốc cho đũa, người thợ sẽ xử lý bằng biện pháp dân gian. Khi nhựa cây còn đọng lại trong sản phẩm, dễ gây nên tình trạng nấm mốc. Do đó thợ sẽ luộc đũa trong nước sôi 50 – 60’, thớ cây sẽ nở ra, nhựa cây sẽ thoát khỏi mao mạch và hòa tan trong nước. Đây là cách làm hiệu quả của những người dân Việt.
Để đũa được sáng màu và tạo cảm giác sạch sẽ, người thợ sẽ tiếp tục xử lý nhiệt bằng cách đem đũa tre đi phơi khô dưới ánh nắng mặt trời thật to, phơi càng nhiều nắng càng khô kiệt càng tốt. Nếu đũa chưa khô, hơi nước từ trong bốc ra sẽ làm cho đũa dễ bị mốc.
Khi những đôi đũa tre thô đã khô kiệt hết nước trong thớ tre, chúng co khít lại với nhau tạo sự rắn chắc cho sản phẩm. Lúc này người ta sẽ vót đũa, từ những thanh tre hình vuông cùng với đôi bàn tay khéo léo họ đã tạo thành những đôi đũa tre với hình hài tiện dụng bằng máy bào soi. Và cuối cùng những đôi đũa tròn, đều và đẹp mắt được ra đời.
SƠ ĐỒ MINH HỌA
THÔNG SỐ KỸ THUẬT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT ĐŨA BẰNG GỖ TRẺ
Model | Tên | Động cơ (KW) |
Trọng lượng (Kg) |
Kích thước (M) |
Wsbs | Máy cưa tre | 2.2 | 65 | 1.2 × 0.5 × 1.0 |
Wsbs | Máy mổ xẻ tre | 3 | 650 | 3.1×0.7×1. 3 |
WSBS-B | Máy làm bằng tre | 3.7 | 450 | 1,5×0, 7×1. 0 |
WSBS-SM | Máy đặt kích thước tre | 0.75 | 85 | 1.4×0.7x. 9 |
WSBS-S | Máy tạo hình đũa tre | 8.1 | 450 | 1.1×0.7×1. 0 |
WSBS-N | Máy đánh bóng | 2.2 | 300 | 2,5×0,7×0, 9 |
WSBS-B | Đũa làm sắc nét máy | 1.84 | 300 | 05. 05 |
WSBS-M | Máy mài dao | 0.37 | 50 | 0,9×0, 6×1. 1 |
WSBS-J | Máy đóng gói đũa | 0.45 | 240 | 1,5×0, 6×1. 3 |
Tổng khối lượng | 2400 kg | |||
Tổng động cơ | 23.15kw | |||
Kích thước tổng | 11.08m3 |
VIDEO SẢN PHẨM