Bạn có tò mò muốn biết những chiếc kẹo dừa Bến Tre thơm ngon mà bạn thường thưởng thức được làm ra như thế nào không? Từ những nguyên liệu thân quen, qua bàn tay khéo léo của những người thợ làm kẹo, những viên kẹo dừa dần hình thành và mang đến cho chúng ta hương vị đặc trưng khó quên. Hãy cùng khám phá quy trình sản xuất kẹo dừa độc đáo này nhé!
Nguồn gốc của kẹo dừa
Kẹo dừa được biết đến với lịch sử và nguồn gốc lâu đời từ huyện Mỏ Cày – Bến Tre. Theo một số tài liệu được biết nghề làm kẹo dừa xuất hiện từ khoảng thế kỉ 18. Kẹo dừa được người dân địa phương sáng tạo ra từ nguồn nguyên liệu dồi dào từ dừa. Bằng những nguyên liệu đơn giản như nước cốt dừa, đường và mạch nha, kẹo dừa đã trở thành một đặc sản không thể thiếu khi nhắc đến vùng đất Bến Tre.
Ban đầu, kẹo dừa chỉ được sản xuất thủ công và được sử dụng làm quà biếu trong những dịp lễ. Lúc trước kẹo dừa được sản xuất với quy mô nhỏ lẻ, nhưng sau khi đất nước thống nhất nhiều nhà sản xuất kẹo dừa đã chuyển sang sản xuất với quy mô lớn hơn, và nhiều cơ sở sản xuất kẹo dừa bắt đầu xuất hiện nhiều hơn. Sau này, kẹo dừa được bộ văn hóa, Thể Thao và Du Lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày nay, kẹo dừa dừa đã được sản xuất với nhiều vị khác nhau, phong phú hơn như: kẹo dừa dẻo, kẹo dừa sữa, kẹo dừa sầu riêng, kẹo dừa mè,… mang đến nhiều hương vị và hấp dẫn hơn và giúp cho người dùng đa dạng sự lựa chọn.
Giá trị văn hóa của kẹo dừa
Kẹo dừa không chỉ là một món ăn thông thường mà còn là một biểu tượng của Bến Tre. Kẹo dừa Bến Tre còn mang nhiều giá trị về văn hóa quý giá được thể hiện qua các khía cạnh sau:
- Nét đẹp độc đáo: Nghề làm kẹo dừa của người dân Bến Tre đã có từ rất lâu đời, nó được gắn liền với lịch sử và văn hóa của người dân Bến Tre tại Việt Nam. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nghề làm kẹo dừa vẫn được giữ gìn và phát triển đến cho đến ngày nay, và trở thành nét đẹp văn hóa độc đáo của Bến Tre.
- Biểu tượng của sự sáng tạo: Kẹo dừa được làm từ những nguyên liệu tự nhiên bình dị, dễ kiếm như dừa, đường và mạch nha,… Tuy nhiên, để tạo ra được những viên kẹo dừa thơm ngon đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ và sáng tạo của người thợ. Mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất kẹo dừa đều được thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ.
- Gắn liền với đời sống con người: Kẹo dừa là món ăn quen thuộc của người dân Bến Tre. Kẹo dừa được sử dụng nhiều trong các dịp lễ tết,… Kẹo dừa cũng là món quà ý nghĩa tặng cho bạn bè và người thân.
- Thể hiện sự hiếu khách và góp phần quảng bá văn hóa: Kẹo dừa là món ăn thường được người dân Bến Tre dùng để tiếp khách. Khi khách đến nhà người Bến Tre mời khách sử dụng kẹo dừa với trà. Điều này thể hiện tinh thần hiếu khách và mến khách. Ngoài ra, kẹo dừa cũng đã trở thành món quà lưu niệm được nhiều du khách yêu thích khi đến với Bến Tre, góp phần quảng bá văn hóa và ẩm thực với bạn bè quốc tế.
Quy trình sản xuất kẹo dừa
Quy trình sản xuất kẹo dừa bao gồm nhiều bước từ việc chọn nguyên liệu đến đóng gói sản phẩm. Dưới đây là các giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất kẹo dừa:
Chuẩn bị nguyên liệu: Đầu tiên, việc lựa chọn nguyên liệu là bước quan trọng để đảm bảo chất lượng của kẹo dừa để đảm bảo chất lượng của kẹo dừa. Khi làm kẹo dừa cần chuẩn bị những nguyên liệu chính như dừa tươi, đường (đường kính trắng, đường nâu), đường mạch nha, chất phụ gia như giúp tạo hương như vanilla, đậu phộng rang,… Dừa phải được chọn, thường được chọn là dừa xiêm do có hàm lượng dầu cao và có hương vị đặc trưng. Đường và mạch nha cần phải được bảo quản ở những nơi khô ráo để tránh ẩm mốc.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Các nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất đều được đi sơ chế nguyên liệu. Dừa tươi sẽ được đưa đi gọt sạch vỏ, rửa sạch và bào thành sợi. Quá trình này cần thực hiện cẩn thận để giữ nguyên hương vị và dưỡng chất của dừa. Dừa sau khi được nạo sợi, sợi dừa sẽ được trộn đều để chuẩn bị cho những công đoạn sau.
Bước 2: Xay và ép lấy nước cốt dừa: Dừa đã được nạo sợi sẽ được đưa đi xay nhuyễn và tiếp tục đưa đi ép lấy nước cốt. Đây là thành phần quan trọng trong kẹo dừa, nó quyết định độ béo và thơm ngon của kẹo dừa. Quá trình ép nước cốt dừa phải thwucj hiện kỹ càng qua nhiều lần để thu được phần nước cốt đậm đặc nhất. Bã dừa sau khi đã được ép lấy hết nước có thể dùng để làm các sản phẩm phụ hoặc có thể dùng thức ăn cho gia súc.
Bước 3: Trộn nguyên liệu: Nước cốt dừa, đường mạch nha sẽ được trộn với nhau với tỷ lệ hợp lý. Tỷ lệ thường được sử dụng nhiều nhất là tỷ lệ 1 phần nước cốt dừa, 1 phần đường và 0,5 phần đường mạch nha. Tùy thuộc vào từ khẩu vị và mục đích sản xuất, nhà sản xuất có thể cho thêm chất phụ gia như vanilla để tạo thêm hương thơm, đậu phộng, mè,… Sau khi đã cho hết nguyên liệu cần phải khuấy đều các thành phần hòa quyện với nhau.
Bước 4: Sên nguyên liệu: Sau khi đã phối trộn nguyên liệu cần thiết, nước cốt dừa sẽ được đưa đi sên trên bếp lửa. Trong quá trình sên nước cốt dừa cần phải khuấy đều liên tục để tránh nguyên liệu bị cháy. Ngoài việc phải khuấy nước cốt dừa liên tục, thì về lửa cũng cần phải được kiểm soát bởi nếu khi lửa quá lớn có thể làm cho nguyên liệu bị cháy hoặc khi lửa quá nhỏ có thể làm cho nước cốt dừa bị loãng ra và phải mất rất nhiều thời gian để có thể kẹo lại. Phần lớn các xưởng sản xuất kẹo dừa đều sử dụng những thiết bị máy móc để hỗ trợ trong sản xuất.
Bước 5: Cho kẹo ra khuôn: Sau khi sên xong kẹo đã đạt được độ đặc mong muốn, hỗn hợp kẹo sẽ được đưa ra khuôn đã được chuẩn bị trước đó. Khuôn thường được làm từ những vật liệu không gỉ hoặc là được làm từ silicon để dễ dàng lấy ra mà không bị dính. Phần khuôn kẹo dừa phải được vệ sinh sạch sẽ, lau khô và trên mặt khuôn quét qua 1 lớp dầu mỏng để dễ dàng lấy ra hơn. Kẹo sẽ được lấy ra sau khi đã nguội, để kẹo nguội từ nhiên từ 1-2 tiếng để đạt được độ cứng nhất định. Trong quá trình này kẹo sẽ được làm mát liên tục để tránh những trường hợp kẹo bị nhão và chảy ra.
Bước 6: Tạo hình cho kẹo: Kẹo sau khi đã nguội và cứng lại, kẹo sẽ được lấy ra khỏi khuôn và được cắt thành những miếng vừa ăn. Tùy vào cơ sở sản xuất khác nhau mà kẹo dừa được cắt thành những viên có kích thước khác nhau nhưng phổ biến biến là 2x2x1cm. Thành phẩm cuối cùng là những viên kẹo dừa thơm ngon, dẻo và có độ béo đặc trưng.
Bước 7: Gói giấy bọc kẹo: Mỗi viên kẹo dừa đều được gói lại một lớp giấy để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho kẹo. Ngoài ra, khi gói giấy còn giúp kẹo không bị chảy ra ngoài dính vào bao bì bên ngoài. Loại giấy được sử dụng phổ biến nhất để gói kẹo dừa thường là giấy gạo hoặc giấy bóng kính. Nhưng giấy gạo là loại giấy được sử dụng nhiều hơn bởi vì chúng được làm từ bột gạo, mỏng và không có vị, có thể sử dụng trực tiếp. Như vậy khi gói kẹo vào giấy giúp kẹo được bảo quản trong thời gian dài và có độ bền tốt hơn để giữ cho kẹo không bị vỡ hay bị biến dạng trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
Bước 8: Sau khi kẹo đã được bọc giấy: kẹo sẽ được đưa đi đến công đoạn tiếp theo. Kẹo sẽ được đóng gói vào vỏ kẹo và hộp theo tiêu chuẩn an toàn toàn vệ sinh thực phẩm. Quy trình đóng gói cần đảm bảo kẹo không bị ẩm, giữ nguyên hương vị và chất lượng kẹo.
>> Xem thêm :
Lời kết
Qua bài viết trên, chúng ta không chỉ hiểu rõ hơn về món ăn này mà còn cảm nhận được sự tinh tế và tâm huyết của người làm kẹo. Hãy cùng nhau chia sẻ bài viết này để lan tỏa tình yêu với những sản phẩm truyền thống của quê hương và ủng hộ những người nông dân Bến Tre.