Dây Chuyền Sản Xuất Mì Ăn Liền – Mì Tôm Số 1 Tại Việt Nam
Dây chuyền sản xuất mì ăn liền được thiết kế và sản xuất từ sự kết hợp kinh nghiệm nhiều năm và công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
Tính năng
- Hệ thống tự động đảm bảo bột không bị lẫn tạp chất và tiết kiệm nhân công.
- Máy chiên được trang bị bộ thay đổi nhiệt, đảm bảo nhiệt chiên ổn định, tốt cho việc kiểm soát chất lượng và cải tiến sản xuất.
- Máy được làm từ thép không gỉ chắc chắn, tuổi thọ cao.
- Tất cả thiết bị đều đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Ưu điểm
- Dây chuyền có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.
- Có thể điều chỉnh độ dày của tấm nhào bột.
- Trình điều khiển PLC, vận hành dễ dàng và hoàn toàn tự động.
- Cung cấp giải pháp tổng thể cho khách hàng, bố trí khu vực chức năng của nhà máy, công thức cơ bản, hướng dẫn vận hành, hướng dẫn bảo trì,…
Bạn đang quan tâm đến dây chuyền sản xuất này mời bạn tham khảo một số thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây.
- Sản lượng dây chuyền 11.000 gói/ca (8h).
- Định lượng 70g/1 gói
- Cống suất thiết kế 170 KW.
- Công suất hoạt động thực tế: 140KW.
- Sử dụng nguồn điện 380V/50hz.
Toàn bộ vật liệu tiếp xúc với nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm đều bằng inox 201. Nhờ đó đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, sản phẩm tạo ra có chất lượng tốt, vận hành ổn định và hiệu quả.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT MÌ ĂN LIỀN
- – Trộn Bột, Nhào Bột
- – Cán Bột, Tạo Sợi
- – Hấp
- – Cắt Định Lượng
- – Chiên
- – Làm Khô
Các thiết bị trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền
Thiết bị nhào trộn bột
Thường thì thiết bị này có những phần phần, bao gồm: Máy trộn bột, bồn định lượng, bồn đựng soup trộn, băng tải, phễu đựng, cặp trục cán và hệ thống cán…
Trong dây chuyền của sản xuất mì ăn liền, năng suất của thiết bị này đạt từ 250 – 300kg bột cối với động cơ cơ công suất hoạt động là 15Hp.
Thiết bị này sẽ hoạt động theo nguyên tắc gián đoạn. Tức là khi bột mì đưa vào trong thiết bị, thiết bị sẽ được bật lên, các thanh truyền sẽ quay ngược chiều nhau giúp bột khô được đánh tơi trong bồn chứa bột. Tiếp đó, nước soup sẽ được rắc lên trên hỗn hợp bột sau đó quá trình trộn bột vẫn được tiến hành.
Khi kết thúc quá trình này, bột được tạo thành thao đúng yêu cầu sau đó được đưa vào bồn chứa để phục vụ công đoạn tiếp theo.
Thiết bị cán bột
Để hệ thống máy móc làm việc tốt, chúng bao gồm các bộ phận như động cơ, bộ phận cào bột, hệ thống tải xích, băng tải, các cặp cán theo từng yêu cầu. Trong đó, những cặp trục có độ lớn giảm dần và khe hở giữa các cặp trục sẽ có kích thước giảm nhưng vận tốc lại tăng.
Khi làm việc, bột từ thùng chứa được băng tải đưa đến thiết bị cán, bột được đánh tới và chuyển đến phễu. Một thanh gạt được sử dụng để đưa bột đến hai cặp trục cán, hai cán đầu tiên có nhiệm vụ cán bột thành hai tấm và hai tấm bột sẽ đi đến cặp trục thứ ba. Hệ thống trục này có nhiệm vụ ép hai tấm lại thành một giúp bột mịn tốt hơn.
Hệ thống hấp
Theo đó, hệ thống này bao gồm những thông số đó là: Buồng hấp sẽ được thiết kế hình chữ nhật và được đặt nghiêng so với mặt sàn giúp việc thoát hơi nước được tiến hành tốt hơn. Buồng trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền có kích thước 7×0,8×0,9 với phần cửa được thiết kế có thể mở ra, tiện cho công tác vệ sinh. Phần nắp của buồng dược gắn cao su với chức năng đảm bảo độ kín khít tuyệt đối khi vận hành.
Buồng chứa này với thiết kế ba tầng với hệ thống băng tải chạy liên tục trong đó, mỗi tầng được bố trí các ống dẫn kim loại dẫn hơi và bên trên khoan những lỗ hơi theo hệ thống ziczac. Khi bột đã được cán trên ba tầng của buồng, ở trên lò hấp hơi nước bão hòa sẽ được dẫn theo những dãn hơi đi vào bên trong buồng bằng các ống hun hơi.
Tiếp đó, hơi nước được phun lên những thành và đáy của hệ thống hấp. Hơi sẽ được phản xạ lê băng tải có chứa bột.
Bộ phận dao cắt định lượng
Thiết kế của dao bao gồm hai trục nhưng chỉ có một trục được gắn dao thực hiện nhiệm vụ cắt, trục còn lại được dùng để làm tấm kê. Những bộ phận của dao được làm bằng vật liệu inox chống gỉ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khi làm việc, hai trục của dao sẽ vận hành theo chiều quay ngược lại với nhau. Đối với chu kì đã được cài sẵn dao sẽ được ấn vào trục để cắt thành từng vắt mì nhỏ đều nhau với trọng lượng tương đương. Những thông số này sẽ được cài đặt sẵn trước khi hệ thống làm việc.
Thiết bị chiên mì
Đối với dây chuyền máy móc, dầu được bơm vào trong bồn chứa và nâng nhiệt độ lên. Đến khi dầu đạt được mức nhiệt cần thiết sẽ được đưa vào trong buồng chiên. Vắt mì được đưa vào thực hiện quá trình chiên, khi quá trình tiến hành xong sẽ được đưa ra bộ phận trao đổi nhiệt.
Khi chiên, những sợi mì ngập vào bên trong dầu và nước được loại bỏ. Dầu sẽ thấm sâu vào bên trong sợi mì, đảm bảo các vắt mì không ngập quá sâu trong mì giúp việc thoát hơi nước được tiến hành tốt hơn.
Thiết bị làm khô sợi mì
Trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền thì hệ thống này có cấu tạo gồm 22 chiếc quạt được bố trí thành hai hàng với chức năng thổi khí lên những sợi mì. Khi làm việc, cánh quạt hoạt động giúp mì được làm nguội và loại bỏ hết lượng dầu thừa.
Quý khách có nhu cầu tìm hiểu máy làm mì bao nhiêu tiền có thể tới showroom của công ty.
VIDEO SẢN PHẨM
Ngoài ra công ty còn có thêm nhiều dòng máy mì khác, các bạn có thể liên hệ thêm để được tư vấn tốt hơn về những sản phẩm cải tiến mới nhất nhé.
Lưu ý: Hình ảnh sản phẩm chỉ có tính chất minh họa, chi tiết sản phẩm, màu sắc có thể thay đổi tùy theo sản phẩm thực tế.
==>> Xem Thêm : Dây Chuyền Sản Xuất Ruốc Cá