Đường phèn không chỉ được biết đến như một nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực mà còn là sản phẩm quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp. Với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ và ứng dụng, quy trình sản xuất đường phèn đã trở thành một chủ đề đáng chú ý. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá kỹ lưỡng khái niệm đường phèn, những đặc điểm nổi bật của nó và hướng dẫn quy trình sản xuất đường phèn trong công nghiệp, giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách tối ưu hóa sản phẩm này trong sản xuất.
ĐƯỜNG PHÈN LÀ GÌ ?
Đường phèn là một loại đường được kết tinh thành những khối lớn và cứng. Nó thường được sử dụng trong ẩm thực Việt Nam, đặc biệt là trong các món chè, nước uống thảo dược hoặc để làm dịu vị ngọt trong các món ăn. Đường phèn có vị ngọt thanh, mát và được cho là có tác dụng giải nhiệt.
Đường phèn còn có tên khoa học khác là Saccharose với công thức hóa học là C12H22O11 và được làm từ mật mía, đường cát trắng hoặc là đường nâu còn tùy thuộc vào những cơ sở sản xuất khác nhau. Màu sắc của đường phèn còn phụ thuộc vào nguyên liệu sử dụng để làm ra đường phèn. Nếu sử dụng đường cát trắng thì khi làm ra đường phèn có màu trắng trong như thủy tinh, còn nếu sử dụng đường nâu thì khi làm ra đường phèn có màu hơi ngả vàng
Đường phèn được sử dụng trong chế biến hay pha chế, đường phèn có vị ngọt thành, dễ chịu và không bị gắt như những loại đường cát thông thường.
Quy trình sản xuất đường phèn
Quy trình sản xuất đường phèn gồm nhiều bước phức tạp và yêu cầu kỹ thuật chính xác để tạo ra những tinh thể đường có độ tinh khiết cao. Dưới đây là các bước cơ bản trong quy trình sản xuất đường phèn:
Nguyên liệu sản xuất đường phèn
Nguyên liệu chính trong đường phèn là đường cát tinh khuyết, được kiểm tra kỹ lưỡng và được loại bỏ hoàn toàn tạp chất trước khi cho vào sản xuất đường phèn. Độ tinh khuyết của đường phèn còn phụ thuộc vào loại đường mà nhà sản xuất lựa chọn. Lựa chọn nguyên liệu có chất lượng cao và thành phẩm cho ra đạt chuẩn và có chất lượng cao và độ trong suốt tự nhiên. Nếu muốn đường có màu hơi ngả vàng là do nhà sản xuất đã sử đường nâu để làm thành đường phèn.
Các bước sản xuất đường phèn
Bước 1: Khuấy trộn:
Để làm được đường phèn, trước tiên hòa tan đường cát trắng với nước sạch có thể sử dụng thiết bị bồn trộn để hỗ trợ. Trong công đoạn này cần đòi hỏi về sự giám sát kỹ lưỡng và cũng cần phải pha đúng tỷ lệ giữa đường và nước. Khi hòa tan đường và nước phải khuấy kỹ, sao cho đường được hòa tan hoàn toàn và trở thành hỗn hợp hợp nhất đồng thời không để tình trạng bị lắng cặn. Khi sử dụng thiết bị bồn trộn giúp tiết kiệm công sức và giúp tối ưu hóa thời gian khuấy hòa tan đường và không bị lắng cặn.
Bước 2: Gia nhiệt
Sau khi hòa tan đường và nước thành hỗn hợp đồng nhất, đưa hỗn hợp đến bước tiếp theo để gia nhiệt. Quá trình gia nhiệt cần phải được sử dụng thiết bị chuyên dụng. Ngoài ra, khi gia nhiệt cũng cần phải điều chỉnh chính xác nhiệt độ để hỗn hợp đạt được độ sệt mong muốn và đạt chuẩn chất lượng.
Sau khi trải qua quá trình gia nhiệt, những tạp chất lẫn trong hỗn hợp ban đầu sẽ nổi lên trên bề mặt hỗn hợp sau khi được gia nhiệt. Cần được loại bỏ để đảm bảo chất lượng thành phẩm không bị ảnh hưởng.
Bước 3: Xử lý với than hoạt tính
Để đường phèn đạt được màu sắc và độ trong theo như mong muốn, thì dung dịch đường vừa được gia nhiệt được cho thêm than hoạt tính. Lượng than cần phải thêm vào dung dịch cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi được thêm vào dung dịch, khi làm như vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không bị ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của sản phẩm.
Bước 4: Lọc hỗn hợp
Sau khi xử lý qua lớp than hoạt tính, dung dịch tiếp tục trải qua thêm một lần lọc nữa để loại bỏ hoàn toàn cặn và tạp chất còn sót lại trong tạp chất. Hệ thống lọc với các lớp vải hoặc bộ lọc bằng inox đóng vai trò quan trọng giữ lại những hạt li ti còn sót lại và hoặc không mong muốn. Điều này giúp dung dịch đường trở nên tinh khiết hơn và tiếp tục chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 5: Cô đặc
Sau khi đã lọc và chất lượng của hỗn hợp đã được như mong muốn, tiếp tục chuyển dung dịch đến bước tiếp theo. Hỗn hợp dung dịch sẽ được đưa đi cô đặc bằng cách đun sôi để loại bỏ lượng nước đường còn lại, tạo thành một hỗn hợp đặc sánh. Giai đoạn này yêu cầu sự kiểm soát nghiêm ngặt về nhiệt độ và áp suất một cách chính xác để đạt được độ đặc sánh cần thiết để quá trình hình thành tinh thể được diễn ra.
Bước 6: Tinh chế
Sau khi hỗn hợp được cô đặc, cho hỗn hợp vào khuôn đã được chuẩn bị sẵn để bắt đầu quá trình hình thành kết tính của đường phèn. Trong giai đoạn này nhiệt độ và thời gian cần phải được kiểm soát và điều chỉnh phù hợp để các tinh thể đường phèn hình thành đều, đồng nhất về kích thước và hình dạng.
Bước 7: Sấy khô
Đường phèn sau khi trải quá trình tinh chế và đã được kết tinh, sau khi kết tinh xong nhiệt độ khá cao và còn ẩm. Do đó, tinh thể đường phèn sẽ được đưa vào máy sấy chân không để sấy đường phèn trong môi trường chân không để loại bỏ hoàn toàn độ ẩm. Việc sấy khô đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo quản và giữ gìn chất lượng sản phẩm trước đóng gói. Sau khi hoàn tất công việc sấy thì chuyển sang công đoạn đóng gói và phân phối.
Bước 8: Đóng gói
Sau khi hoàn thành những công đoạn, đường phèn sẽ được chuyển sang công đoạn cuối cùng là đóng gói vào bao bì bà bảo quản. Công đoạn này có thể sử dụng những thiết bị máy móc đóng gói tự động để đạt được hiệu quả tốt nhất và năng xuất được nâng cao hơn. Việc đóng gói giúp đường phèn được bảo vệ khỏi nấm mốc và côn trùng. Sản phẩm cuối cùng sẽ được đưa vào kho lạnh để duy trì chất lượng trong suốt thời gian lưu trữ và vận chuyển.
==>> Xem thêm : Máy Đóng Gói Dạng Hạt
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau khám phá khái niệm và quy trình sản xuất đường phèn trong công nghiệp. Đường phèn, với vị ngọt nhẹ và cấu trúc tinh thể đặc trưng, không chỉ là nguyên liệu quan trọng trong ẩm thực mà còn trong lĩnh vực y học cổ truyền. Qua quy trình sản xuất từ việc thu hoạch mía, tinh chế và kết tinh, ta có thể thấy sự tỉ mỉ và công sức mà các nhà sản xuất đã đầu tư để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất đường phèn không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn đóng góp vào nền kinh tế địa phương. Điều này cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, giúp nâng cao hiệu suất và giảm thiểu tác động đến môi trường.
Hy vọng rằng thông qua bài viết này, độc giả sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về đường phèn, từ nguồn gốc đến quy trình sản xuất tinh vi. Việc hiểu rõ hơn về sản phẩm sẽ giúp chúng ta biết trân trọng và sử dụng chúng một cách hợp lý. Đường phèn không chỉ là một loại gia vị, mà còn là sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa và truyền thống. Hãy tiếp tục khám phá và trải nghiệm những lợi ích của đường phèn trong cuộc sống hàng ngày của bạn!
Xem thêm :