Lạp xưởng là món ăn được nhiều người ưa thích và được bán vô cùng phổ biến hiện nay. Ngoài ra, lạp xưởng còn là một phần không thể thiếu trong nền ẩm thực Việt Nam. Món ăn này khi ăn không chỉ cảm thấy ngon miệng mà còn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Như vậy có khi nào bạn nghĩ lạp xưởng được làm như thế nào chưa? Sau đấy hãy cùng nhau tìm hiểu quy trình sản xuất lạp xưởng cùng chúng tôi nhé!
Nguồn gốc của lạp xưởng
Lạp xưởng là một loại món ăn có xuất xứ từ trung quốc. Nó được làm từ những nguyên liệu tươi như thịt nạc và mỡ heo. Để làm được lạp xưởng, họ xay nhuyễn thịt nạc và mỡ heo xong rồi trộn lẫn chúng với các gia vị như rượu và đường,… Sau đó, nhồi chúng vào ruột heo khô và làm chín bằng cách lên men tự nhiên.
Hiện nay trên thị trường đang có hai loại lạp xưởng, lạp xưởng khô ( lạp xưởng được phơi dưới nắng ngoài trời ) và lạp xưởng tươi ( không được phơi ). Lạp xưởng thường có màu hồng và màu nâu sậm, khi ăn có vị ngọt tự nhiên và vị béo ngậy của thịt mỡ heo. Lạp xưởng thường được dùng chung với cơm, bánh mì, xôi và nhiều món khác.
Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu dùng để chế biến lạp xưởng khá đơn giản và dễ kiếm như thịt mỡ, thịt nạc và nhiều loại nguyên liệu khác.
- Về thịt heo: Chuẩn bị thịt nạc khoảng chừng 70% và 30% phần thịt mỡ, khi chọn thịt để chế biến cần lựa chọn những miếng thịt tươi, được mổ trong ngày và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng lạp xưởng khi sản xuất và có được độ thơm ngon cho lạp sau khi hoàn thành.
- Nguyên liệu khác: Những nguyên liệu phụ thêm để làm lạp xưởng gồm các loại như: Muối, tiêu, đường, bột ngọt, vỏ lạp xưởng và một số nguyên liệu phụ gia cần thiết. Những chất phụ gia được phép dùng cho thực phẩm).
==>> Xem Thêm : Dây Chuyền Sản Xuất Xúc Xích
Quy trình sản xuất lạp xưởng
Để làm ra những cây lạp xưởng với mùi vị thơm ngon và độc đáo cần phải trải qua nhiều bước và công đoạn xử lý khác nhau để đảm bảo chất lượng của lạp xưởng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bước 1: Xử lý nguyên liệu
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại nguyên liệu cần làm trong lạp xưởng, tiếp theo cần xử lý sạch thịt với nước qua nhiều lần để loại bỏ hết bụi bẩn bám trên bề mặt của thịt trong quá trình mổ và trong quá trình vận chuyển, và còn nhiều loại tạp chất khác. Sau khi thịt đã được làm sạch, vớt thịt ra ngoài và để ráo sau đó cắt thịt thành những phần có kích thước vừa phải và tương đương với nhau để thuận tiện cho công đoạn sau.
Bước 2: Xay thịt
Sau khi thịt được làm sạch và để ráo nước, tiếp theo là cho thịt vào máy xay để xay nhuyễn thịt nạc và thịt mỡ. Công đoạn xay này được thực hiện hoàn toàn tự động bằng máy xay thịt nên hoàn toàn không tốn công sức.Trong quá trình xay thịt được diễn ra, thịt nạc và thịt mỡ phải xay chúng riêng với nhau thành từng loại.
Bước 3: Thêm gia vị
Sau khi thịt được xay nhuyễn, cho cả hai loại thịt nạc và thịt mỡ vào nồi trộn cùng với các loại gia vị khác cũng được cho vào trong công đoạn này. Tùy theo từng doanh nghiệp mà tỷ lệ của gia vị được thêm vào. Nếu lạp xưởng được làm theo công thức nhất định thì còn tùy thuộc vào từng công thức khác nhau của mỗi nơi sản xuất mà gia giảm phù hợp với người dùng. Sau khi hỗn hợp thịt và các loại gia vị khác được trộn đều và hòa lẫn với nhau tiếp tục đến công đoạn tiếp theo.
Bước 4: Nhồi lạp xưởng
Bước tiếp của công đoạn trộn và thêm gia vị là nhồi lạp xưởng, hỗn hợp lạp xưởng vừa được trộn xong tiếp tục cho vào máy nhồi để nhồi hỗn hợp vào vỏ bọc lạp xưởng. Sử dụng máy để quá trình nhồi được diễn ra dễ dàng và trơn tru hơn là sử dụng những vật dụng khác. Quá trình nhồi lạp xưởng vào vỏ cần được tiến hành chậm rãi, tránh tình trạng nhồi quá nhanh làm rách vỏ.
Sau khi nhồi lạp xưởng vào vỏ xong, tiếp tục tiến hành buộc dây để phân đoạn lạp xưởng thành những phần có kích thước tương đồng với nhau. Công việc phân đoạn này diễn ra để giúp cho việc sấy và đóng gói diễn ra được thuận tiện và dễ dàng hơn.
Bước 5: Sấy khô
Sau khi hoàn thành các công đoạn nhồi và phân đoạn sẽ được để cho ráo bớt, sau khi lạp xưởng tươi đã được ráo thì đưa lạp xưởng vào máy sấy để sấy khô. Đối với sản xuất lạp xưởng với quy mô công nghiệp, số lượng lạp xưởng được sản xuất ra với số lượng nhiều nên việc sấy khô lạp xưởng được thực hiện bằng lò sấy. Việc sử dụng máy sấy để sấy khô lạp xưởng là phương pháp sấy khô an toàn và và tiết kiệm thời gian nhất.
Khi sấy khô lạp xưởng, mứt nhiệt độ của lò sấy lạp xưởng thường được duy trì với nhiệt độ từ 60-80 độ C. Khi sấy lạp xưởng, nên sấy cho đến khi lạp xưởng khô lại nhưng vẫn phải giữ lại khoảng 16% độ ẩm trong lạp xưởng như vậy là đã đạt chuẩn được và đưa đến công đoạn đóng gói và bảo quản.
Bước 6: Đóng gói và bảo quản
Lạp xưởng sau khi được sấy khô và đã đạt chuẩn với độ ẩm cần thiết thì sẽ được chuyển đến công đoạn tiếp theo để đóng gói và bảo quản lạp xưởng. Với công đoạn này các nhà sản xuống đều sử dụng các thiết bị máy đóng gói tự động để sử dụng trong đóng gói lạp xưởng, để đảm bảo chất lượng cản sản phẩm và đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm và đồng thời còn nâng cao giá trị sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
Sau khi thiết bị đóng gói xong, các túi lạp xưởng sẽ được dán tem hoặc in tên thương hiệu. Sau khi hoàn thành các công đoạn, lạp xưởng được đưa vào kho để bảo quản. Mức nhiệt độ của của kho bảo quản lạp xưởng được điều chỉnh làm sao cho phù hợp với lạp xưởng và luôn duy trì ở trạng thái tốt nhất.
TỔNG KẾT
Qua những chia sẻ trên hi vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn về những cây lạp xưởng mang đầy bản sắc văn hóa và hương vị độc đáo. như vậy, từ những kiến thức cơ bản trên công thêm một chút kiên nhẫn và sáng tạo của bạn cũng có thể tự tin sáng tạo ra những công thức riêng đạo đáo để phù hợp với khẩu vị của bạn và gia đình của mình.
Xem thêm :