Tinh dầu là gì ? Cách chiết xuất tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu thiên nhiên không chỉ là một loại hương liệu mà còn là một sản phẩm của quá trình  kết hợp giữa khoa học và tự nhiên. Để có được những chai tinh dầu chất lượng, người ta phải trải qua quá trình tách chiết phức tạp và đòi hỏi sự tỉ mỉ cao. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Tinh dầuCách chiết xuất tinh dầu thiên nhiên

Tinh dầu là gì ?

Tinh dầu là một chất lỏng được chiết xuất từ thiên nhiên như lá, thân cây, hoa, vỏ hoặc rễ cây của thực vật có mùi hương thơm đặc trưng của loại nguyên liệu đó và dễ bị hơi. Tinh dầu được chiết xuất bằng cách chưng cất hơi nước hoặc ép lạnh. Ngoài ra, còn có phương pháp khác để tách chiết tinh dầu là tách chiết dung môi. Vì được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên nên tin dầu có mùi thơm rất mạnh và dai.

Tinh dầu là một chất lỏng được chiết xuất từ thiên nhiên
Tinh dầu là một chất lỏng được chiết xuất từ thiên nhiên

Tinh dầu thường được ví như phần hương thơm tinh túy của cây, vì thế nên có mang lại sức sống và năng lượng thuần khiết nhất của thảo dược thiên nhiên, nó tác động mạnh hơn đến khứu giác rất nhiều lần so với các loại thảo được sấy khô. Hầu hết các loại tinh dầu đều có màu trắng trong đến màu vàng màu vàng nhạt, và một số ít có màu nâu hoặc màu hổ phách như tinh dầu trầm hương. Tinh dầu thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa, sữa tắm, các sản phẩm tẩy rửa và tạo mùi thực phẩm hay sử dụng tinh dầu để xông nhà.

Ứng dụng của tinh dầu trong cuộc sống

Tinh dầu là sản phẩm có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như:

  • Thay thế các sản phẩm làm sạch: Nếu như thông thường chúng ta sử dụng nhiều sản phẩm làm sạch từ hóa chất như nước xịt phòng, xà phòng thơm… thì tinh dầu có thể thay thế công năng sử dụng này mà không gây tác dụng phụ, tạo hương thơm dễ chịu, an toàn.
  • Giúp thư giãn: Khi cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, tinh dầu giúp xóa tan căng thẳng hiệu quả, giảm căng thẳng, stress.
  • Tạo hương thơm và khử mùi hiệu quả: Có nhiều loại tinh dầu giúp kháng khuẩn, chống virus, giúp phòng ốc, nhà cửa có mùi thơm nhẹ dịu, dễ chịu, loại bỏ các mùi khó chịu hay ẩm mốc.
  • Đuổi côn trùng hiệu quả: Một số loại tinh dầu như sả chanh, bạc hà… có tác dụng đuổi côn trùng rất tốt, đặc biệt là những loại côn trùng gây hại như kiến, gián, chuột….
  • Sử dụng như một liệu pháp chăm sóc sức khỏe: Bạn có thể dùng tinh dầu để xông, massage, xịt… để giảm các triệu chứng cảm cúm, đau nhức cơ thể, giúp thông mũi, tăng sức đề kháng…
  • Tác dụng làm đẹp: Một số loại như tinh dầu vỏ bưởi hay tinh dầu vỏ cam thảo… được ứng dụng nhiều trong việc làm đẹp như chăm sóc da và tóc bằng liệu pháp tự nhiên. Khi tinh dầu thẩm thấu qua da sẽ hấp thu trực tiếp qua màng tế bào. Nhờ đó sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa, dưỡng mềm trắng da, nuôi dưỡng mái tóc khỏe mạnh từ bên trong.
Tinh dầu là sản phẩm có nhiều ứng dụng trong cuộc sống
Tinh dầu là sản phẩm có nhiều ứng dụng trong cuộc sống

Các loại tinh dầu phổ biến

Các loại tinh dầu phổ biến thường được chiết xuất từ nhiều loại cây, hoa, và thảo dược. Dưới đây là danh sách một số loại tinh dầu phổ biến và công dụng của chúng:

Các loại tinh dầu phổ biến thường được chiết xuất từ nhiều loại cây, hoa, và thảo dược.
Các loại tinh dầu phổ biến thường được chiết xuất từ nhiều loại cây, hoa, và thảo dược.

Tinh dầu oải hương (Lavender)

  • Công dụng: Giảm căng thẳng, thư giãn, cải thiện giấc ngủ và giúp làm lành vết thương nhỏ.
  • Phổ biến trong liệu pháp thư giãn và chăm sóc da.

Tinh dầu bạc hà (Peppermint)

  • Công dụng: Giảm đau đầu, cải thiện tiêu hóa, tăng cường năng lượng và làm mát.
  • Thường được dùng trong các sản phẩm giảm đau cơ và các sản phẩm làm đẹp.

Tinh dầu chanh (Lemon)

  • Công dụng: Tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch không gian sống, kháng khuẩn, khử mùi.
  • Được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm tẩy rửa tự nhiên.

Tinh dầu tràm trà (Tea Tree)

  • Công dụng: Kháng khuẩn, kháng viêm, trị mụn, chăm sóc da.
  • Phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da và làm sạch.

Tinh dầu sả (Lemongrass)

  • Công dụng: Đuổi muỗi, giảm viêm, giảm đau cơ, cải thiện tinh thần.
  • Thường được sử dụng trong các loại dầu xoa bóp và chống côn trùng.

Tinh dầu cam ngọt (Sweet Orange)

  • Công dụng: Giúp thư giãn, cải thiện tinh thần, tăng cường hệ miễn dịch, làm sạch da.
  • Có mùi hương ngọt ngào và nhẹ nhàng, rất phổ biến trong liệu pháp hương liệu.

Tinh dầu hương thảo (Rosemary)

  • Công dụng: Tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng, kích thích tuần hoàn máu, chăm sóc tóc.
  • Thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc tóc và hỗ trợ tăng cường trí não.

Tinh dầu đàn hương (Sandalwood)

  • Công dụng: Thư giãn, thiền định, cải thiện giấc ngủ và chăm sóc da.
  • Có mùi hương ấm áp và dịu nhẹ, thường sử dụng trong các buổi thiền.

Tinh dầu hoa nhài (Jasmine)

  • Công dụng: Giảm căng thẳng, tăng cường cảm giác hạnh phúc, kích thích cảm xúc lãng mạn.
  • Phổ biến trong nước hoa và liệu pháp hương liệu.

Tinh dầu gỗ thông (Pine)

  • Công dụng: Giảm đau cơ, kháng khuẩn, làm sạch không gian và cải thiện hô hấp.
  • Thường được sử dụng trong các sản phẩm tẩy rửa và vệ sinh không khí.

Tinh dầu hoa anh thảo (Evening Primrose Oil)

  • Công dụng: Cân bằng hormone, cải thiện sức khỏe da, giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), hỗ trợ sức khỏe phụ nữ.
  • Tinh dầu hoa anh thảo chứa nhiều axit béo thiết yếu (GLA) có lợi cho da và hệ nội tiết.

Tinh dầu hoa hồng (Rose Essential Oil)

  • Công dụng: Cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng, dưỡng ẩm và làm dịu da, chống lão hóa.
  • Tinh dầu hoa hồng có hương thơm quyến rũ và thường được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da cao cấp và liệu pháp hương liệu.

Tinh dầu cúc La Mã (Chamomile Essential Oil)

  • Công dụng: Thư giãn, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng, kháng viêm, làm dịu da nhạy cảm.
  • Tinh dầu cúc La Mã thường được dùng cho các sản phẩm chăm sóc trẻ em và trong liệu pháp chữa lành tự nhiên.

Tinh dầu gừng (Ginger Essential Oil)

  • Công dụng: Hỗ trợ tiêu hóa, giảm buồn nôn, giảm đau cơ và viêm khớp, làm ấm cơ thể.
  • Tinh dầu gừng có tác dụng kích thích tuần hoàn máu và thường được dùng trong liệu pháp massage.

Tinh dầu hoa nhài (Jasmine Essential Oil)

  • Công dụng: Cải thiện tinh thần, tăng cường cảm giác lãng mạn, giảm lo lắng và cải thiện giấc ngủ.
  • Đây là loại tinh dầu có hương thơm nồng nàn, thường dùng trong các sản phẩm nước hoa cao cấp.

>> Xem thêm : Dây chuyền chiết rót tinh dầu

Các cách chiết xuất tinh dầu thiên nhiên

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để thu nhận tinh dầu từ các nguyên liệu tự nhiên như hoa, lá, vỏ cây, hạt.

Phương pháp chưng cất hơi nước (Steam Distillation)

Quy trình sản xuất thường áp dụng là thực vật chìm xuống trong phần nước. Nước sôi ở nhiệt độ cao cuốn hơi nước cộng với các thành phần tinh dầu dễ bay hơi. Chúng được ngưng tụ trở lại thành dạng lỏng thông qua quá trình làm mát. Vì tinh dầu không tan trong nước cất nên nước cất này còn gọi nước hdrosol. Việc phân lớp nên phân tách tinh dầu tự nhiên rất đơn giản.

Phương pháp này sử dụng hơi nước để làm bay hơi các hợp chất dễ bay hơi trong nguyên liệu thực vật, bao gồm cả tinh dầu. Nguyên liệu được đặt trong buồng chứa, và hơi nước được đưa vào qua một ống dẫn. Hơi nước nóng làm bay hơi tinh dầu từ nguyên liệu. Hỗn hợp hơi nước và tinh dầu sau đó đi qua hệ thống làm lạnh, nơi hơi nước ngưng tụ thành nước, và tinh dầu được tách ra. Vì tinh dầu không hòa tan trong nước nên chúng sẽ nổi lên trên bề mặt hoặc chìm xuống, tùy thuộc vào tỷ trọng, và sau đó được thu thập.

Phương pháp chưng cất hơi nước (Steam Distillation)
Phương pháp chưng cất hơi nước (Steam Distillation)

Ưu điểm:

  • Có thể chiết xuất lượng lớn tinh dầu với chất lượng cao.
  • Không sử dụng dung môi hóa học nên tinh dầu thu được an toàn và tinh khiết.
  • Áp dụng cho nhiều loại nguyên liệu thực vật khác nhau.
  • Bảo tồn được các hợp chất dễ bay hơi quan trọng có trong tinh dầu.

Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi cho các loại cây có hàm lượng tinh dầu cao và ổn định khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, như:

  • Tinh dầu oải hương (Lavender).
  • Tinh dầu bạc hà (Peppermint).
  • Tinh dầu sả (Lemongrass).
  • Tinh dầu hương thảo (Rosemary).

Phương pháp ép nguội (Cold Pressing)

Phương pháp chiết xuất tinh dầu ép nguội thường được dùng để trích xuất tinh dầu từ các tinh chất từ họ cam quýt, bưởi một quả các loài Citrus và hạt chứa dầu. Quá trình sản xuất nước ép được phối hợp cùng với chiết xuất tinh dầu như tinh dầu cam, bưởi…

Trái cây được nghiền nát để làm vỡ các múi tinh dầu, các tế bào chứa tinh dầu. Sau đó nghiền nát ra, ép và lọc ra thành nước ép. Trong dịch nước ép đó, phần tinh dầu sẽ nổi lên trên và được tách riêng nhờ máy ly tâm.

Phương pháp ép nguội (Cold Pressing)
Phương pháp ép nguội (Cold Pressing)

Ưu điểm:

  • Giữ nguyên được các thành phần dinh dưỡng và hương thơm tự nhiên của tinh dầu.
  • Không sử dụng nhiệt độ cao, tránh làm biến đổi chất lượng tinh dầu.
  • Được coi là một trong những phương pháp chiết xuất tinh dầu tinh khiết nhất.

Ứng dụng: Phương pháp ép lạnh được sử dụng chủ yếu để chiết xuất tinh dầu từ vỏ của các loại trái cây có múi:

  • Tinh dầu chanh (Lemon).
  • Tinh dầu cam (Orange).
  • Tinh dầu bưởi (Grapefruit).

Phương pháp ngâm chiết dung môi (Solvent Extraction)

Phương pháp này sử dụng dung môi hóa học (như hexane hoặc ethanol) để hòa tan tinh dầu từ nguyên liệu thực vật. Sau đó, dung môi sẽ được loại bỏ qua quá trình bay hơi, để lại phần tinh dầu tinh khiết. Đối với các loại tinh dầu nhạy cảm với nhiệt độ cao hoặc có hàm lượng dầu thấp, phương pháp này cho phép thu nhận tinh dầu mà không làm hư hỏng chất lượng.

Phương pháp ngâm chiết dung môi (Solvent Extraction)
Phương pháp ngâm chiết dung môi (Solvent Extraction)

Ưu điểm:

  • Thích hợp cho các loại nguyên liệu có tinh dầu nhạy cảm với nhiệt hoặc có hàm lượng tinh dầu thấp.
  • Thu nhận được lượng tinh dầu cao và hiệu quả từ nguyên liệu.
  • Có thể chiết xuất các loại hợp chất thơm khó thu bằng phương pháp khác.

Ứng dụng: Phương pháp này thường được dùng để chiết xuất các loại tinh dầu từ hoa và nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu thấp:

  • Tinh dầu hoa nhài (Jasmine).
  • Tinh dầu hoa hồng (Rose).
  • Tinh dầu hoa ngọc lan tây (Ylang-ylang).

Phương pháp CO₂ siêu tới hạn (Supercritical CO₂ Extraction)

Phương pháp này sử dụng khí CO₂ ở trạng thái siêu tới hạn (là trạng thái giữa lỏng và khí khi ở nhiệt độ và áp suất cao). CO₂ siêu tới hạn có khả năng thâm nhập vào nguyên liệu thực vật và hoà tan các hợp chất có trong đó, bao gồm tinh dầu. Sau đó, áp suất được giảm để CO₂ bay hơi, để lại tinh dầu tinh khiết.

Phương pháp CO₂ siêu tới hạn (Supercritical CO₂ Extraction)
Phương pháp CO₂ siêu tới hạn (Supercritical CO₂ Extraction)

Ưu điểm:

  • Không sử dụng dung môi hóa học nên tinh dầu không bị ảnh hưởng bởi tạp chất.
  • Không cần nhiệt độ cao nên không làm giảm chất lượng hoặc biến đổi thành phần tinh dầu.
  • Tinh dầu thu được có độ tinh khiết cao và giữ lại đầy đủ các đặc tính hóa học.

Ứng dụng: Phương pháp này thích hợp để chiết xuất tinh dầu từ các nguyên liệu có giá trị cao và nhạy cảm với nhiệt độ:

  • Tinh dầu hương thảo (Rosemary).
  • Tinh dầu hoa cúc (Chamomile).
  • Tinh dầu nhũ hương (Frankincense).

Phương pháp thủy phân (Hydro Distillation)

  • Nguyên lý hoạt động:
    Nguyên liệu thực vật được nấu trực tiếp trong nước sôi, và hơi nước mang theo tinh dầu sẽ bốc lên qua ống dẫn và đi qua hệ thống làm lạnh để ngưng tụ lại. Tinh dầu và nước sau đó sẽ được tách ra bằng phương pháp lắng.
  • Ưu điểm:
    • Đơn giản và dễ thực hiện với các loại nguyên liệu có hàm lượng tinh dầu cao.
    • Không cần phải xử lý hơi nước ở áp suất cao như trong phương pháp chưng cất hơi nước.
    • Thích hợp với các nguyên liệu có tinh dầu dễ bị hư hại khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao.
  • Ứng dụng: Thường được sử dụng với các loại nguyên liệu cứng hoặc có nhựa:
    • Tinh dầu gỗ đàn hương (Sandalwood).
    • Tinh dầu nhũ hương (Frankincense).

Phương pháp ướp hương (Enfleurage)

  • Nguyên lý hoạt động:
    Nguyên liệu hoa tươi (thường là những loại hoa nhạy cảm với nhiệt) được đặt lên một lớp mỡ động vật hoặc dầu thực vật để tinh dầu được hút vào lớp mỡ. Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi lớp mỡ bão hòa với tinh dầu. Sau đó, tinh dầu được chiết ra khỏi mỡ bằng dung môi.
  • Ưu điểm:
    • Thích hợp cho các loại hoa nhạy cảm và có tinh dầu dễ bay hơi.
    • Tinh dầu thu được có chất lượng cao và hương thơm tinh khiết.
  • Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng để chiết xuất tinh dầu từ các loại hoa hiếm và nhạy cảm với nhiệt độ:
    • Tinh dầu hoa nhài (Jasmine).
    • Tinh dầu hoa huệ (Tuberose).

Quy trình tách chiết tinh dầu phương pháp chưng cất hơi nước

Quy trình chưng cất tinh dầu bằng hơi gồm các bước sau:

Chuẩn bị nguyên liệu 

Khi lựa chọn nguyên liệu để thực hiện quy trình chiết tách tinh dầu, lựa chọn những nguyên liệu thực vật tươi, đảm bảo chất lượng. Có thể sử dụng những bộ phận như hoa, lá, thân, rễ, hay vỏ cây,… tùy thuộc vào từng loại cây khác nhau. Sau khi đã lựa chọn được nguyên liệu phù hợp, tiến hành đưa đi sơ chế nguyên liệu, loại bỏ tạp chất. Sau đó cắt nhỏ hoặc có thể nghiền nguyên liệu để tăng diện tích tiếp xúc.

Về  thiết bị dùng để chưng cất tinh dầu cần chuẩn bị những thiết bị như máy chưng cất tinh dầu, bình ngưng, ống dẫn, thiết bị chiết rót tinh dầu.

Tiến hành chưng cất 

Tiến hành chưng cất cho nguyên liệu và nước vào nồi chưng cất, đun nước cho sôi lên cho nước bốc hơi điều chỉnh nhiệt độ và áp suất phù hợp. Sau khi nước bốc hơi và đi qua lớp nguyên liệu và mang theo tinh dầu và hơi tinh dầu được vỡ ra từ nguyên liệu. Hỗn hợp sẽ bay hơi qua đường ống dẫn và sẽ được làm lạnh tại bình ngưng. Sau đó hơi nước và tinh dầu sẽ ngưng tụ thành chất lỏng và chảy xuất bình chứa hỗn hợp. 

Tách tinh dầu ra khỏi nước 

Sau khi đã được ngưng tụ, hỗn hợp tinh và nước được chứa trong bình chứa, để hỗn hợp lắng và phân tách thành hai lớp tinh dầu và nước theo sự khác biệt về tỉ trọng. Tinh dầu nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên sau đó được thu gom bằng vòi hoặc bằng xi phông. Còn nước cất bên dưới sẽ được tái sử dụng cho những mẻ sau.

Về phần tinh dầu thô sao khi đã được thu gom được đưa đi làm sạch bằng cách lọc lại tinh dầu thô hay để tinh dầu lắng đọng lại những tạp chất và nước.

Chiết rót tinh dầu vào chai 

Sau khi dầu thô được làm sạch hoàn toàn thành tinh dầu sạch, chuyển tinh dầu sạch đến dây chuyền chiết rót và siết nắp tinh dầu. Khi tinh dầu được đưa đến dây chuyền chiết rót vào những chai lọ chứa tinh dầu với thể tích được thiết lập sẵn. Sau khi đã được chiết rót xong tiếp tục được đưa đi xiết nắp. Thiết bị hoạt động tự động vừa chiết rót và siết nắp, các lọ tinh dầu được siết nắp đảo bảo kín.

Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của tinh dầu 

Để sản xuất ra tinh dầu đạt chất lượng tốt và hiệu suất cao, cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Loại nguyên liệu và chất lượng của loại nguyên liệu: Mỗi loại nguyên liệu sẽ cho ra tinh dầu với thành phần và hương thơm khác nhau. Nguyên liệu tươi, được thu hoặc và bảo quản đúng cách sẽ cho ra được những tín dầu đạt chất lượng cao hơn những tinh dầu được lựa chọn những nguyên liệu không được tươi.

Điều kiện chưng cất

Nhiệt độ chưng cất thích hợp giúp tách chiết tinh dầu mà không làm biến đổi thành phần hoạt chất. Thông thường, nhiệt độ chưng cất dao động từ 60-100 độ C tùy theo nguyên liệu khác nhau.

Áp suất hơi nước cần đủ lớn để lôi cuốn hết tin dầu trong nguyên liệu, nhưng không quá cao để tránh phá vỡ kết cấu phân tử tinh dầu.

Thời gian chưng cất phụ thuộc vào từng loại nguyên liệu khác nhau, giao động từ 2-8 tiếng. Nếu chưng cất quá lâu sẽ làm giảm đi chất lượng của tinh dầu.

Thiết bị và kỹ thuật chưng cất: Sử dụng thiết bị vật liệu chưng cất bằng vật liệu chịu nhiệt tốt, không gỉ, an toàn cho tinh dầu không gỉ, đồng, thủy tinh,… Bình ngưng hợp lý để ngưng tụ tối đa tinh dầu. Kiểm soát chặt chẽ áp suất và nhiệt độ, lưu lượng hơi nước trong suất quá trình chưng cất.

Lời kết 

Tinh dầu không chỉ đơn thuần là hương thơm, mà còn là kết tinh của thiên nhiên, nó mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần của con người. Quy trình tách chiết tinh dầu là một lĩnh vực rộng lớn và thú vị. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc cải bạn, nếu bạn có thắc mắc gì khác hãy liên hệ để được giải đáp thêm.

>> Bài viết liên quan :

—∴—Theo đuổi sự xuất sắc, phát triển bằng sự đổi mới—∴—

Chúng tôi với phương châm “ Mang đến sự hài lòng cho khách hàng”. Quý khách hãy yên tâm với chế độ hậu mãi cũng như dịch vụ bảo hành mà Công Nghệ Chế Tạo Máy Thiên Phú cung cấp.

Hãy nhấc máy lên gọi ngay cho chúng tôi qua số hotline: 1900 633 539 – 0961.233.599 để được tư vấn trực tiếp nhé.

Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Chế Tạo Máy Thiên Phú

🏠 MST: 3702939727 🏠

🏠 Địa Chỉ : Số 1/644 Đ. 22 Tháng 12, Kp Hoà Lân 2, P Thuận Giao, Thuận An, Bình Dương

☎ Hotline : 1900 633 539

📧 E-mail : congnghemaythienphu.jsc@gmail.com

🌍 Website : www.maythucphamthienphu.vn

☘️ Link googlemap : Công Nghệ Máy Thiên Phú - CN Bình Dương

🎬 Fanpage : www.facebook.com/chetaomaythienphu

🎬 Youtube : Công Nghệ Chế Tạo Máy Thiên Phú

Bài viết liên quan

men ruou la gi
Men rượu là gì? Cách làm men rượu tại nhà đơn giản

Men rượu đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên men của rượu. Một...v.v

dau me la gi
Dầu mè là gì? Dầu vừng là gì? Sự khác nhau giữa giầu mè và dầu vừng

Dầu mè và dầu vừng là hai loại dầu thực vật khá phổ biến trong...v.v

bot nang la gi
Bột năng là gì? Công dụng và cách chế biến bột năng

Bột năng, hay còn gọi là bột sắn là một loại bột tinh khiết được...v.v

cac loai nuoc giat thom lau duoc
Top 10 dòng nước giặt thơm và giữ được mùi hương lâu

Bạn đang tìm kiếm một loại nước giặt không chỉ giúp làm sạch quần áo...v.v

nguon goc va y nghia cua banh trung
Bánh chưng, Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng trong ngày tết của việt nam.

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã quá quen thuộc với hình ảnh bánh...v.v

con bao nhieu ngay nua den tet 2025
Tết Nguyên đán 2025 là ngày nào dương lịch?

Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong năm, mang đậm nét văn hóa...v.v

van khan cung ong cong ong tao
Văn Khấn Cúng Ông Công Ông Táo 2025 Đầy Đủ Nhất

Lễ cúng ông Công, ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là một trong những...v.v

le cung ong cong ong tao can nhung gi
Lễ cúng ông Công ông Táo Cần Những Gì ?

Lễ cúng Ông Công, Ông Táo là một trong những nghi lễ phong tục truyền...v.v

Giảm Giá