Bạn có phải là một tín đồ của bơ đậu phộng? Hay bạn đang tìm kiếm một nguồn năng lượng tự nhiên và lành mạnh? Từ thành phần dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe cho đến những cách sáng tạo để thưởng thức bơ đậu phộng, tất cả sẽ được bật mí ngay sau đây.
Nguồn gốc của bơ đậu phộng
Nguồn gốc
Bơ đậu phộng còn được gọi là bơ lạc là một dạng bơ thực vật được chế biến từ thành phần chính là đậu phộng, đường với 1 ít dầu và chế bằng phương pháp xay hoặc nghiền nhuyễn. Bơ đậu phộng là thức ăn phổ biến ở Bắc Mỹ, Hà Lan và Anh và một phần ở Châu Á như Philippines, Indonesia và Việt Nam. Khởi đầu cho việc chế biến đậu phộng thành bơ đậu phộng là ở Châu Mỹ bởi người Aztec.
Thành phần dinh dưỡng có trong bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng là nguồn năng lượng khá cân bằng vì nó cung cấp cả ba nhóm chất dinh dưỡng quang trọng. Trong 100g bơ đậu phộng có chứa hàm lượng dinh dưỡng như sau:
carbohydrate: 20g carbs ( 13% lượng calo), trong đó có 6% là chất xơ.
Protein: 25g protein ( 15% calo), hàm lượng protein trong bơ đậu phộng có khá nhiều so với hầu hết các loại thực phẩm thực vật khác.
Chất béo: 50g chất béo chiếm khoảng 72% lượng calo
Vitamin và khoáng chất: Vitamin E, vitamin B3 ( Niacin), vitamin B6, vitamin B5, folate, magie, đồng, sắt, mangan, kali, kẽm, selen,…
Tổng năng lượng là 588 calo
Mặc dù trong bơ đậu phộng có chứa hàm lượng protein cao nhưng lại chứa khá ít hàm lượng axit amin thiết yếu và methionine.
Công dụng của bơ đậu phộng đối với cơ thể
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Việc thúc đẩy cho cơ thể phát triển đòi hỏi phải cung cấp các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể, như vậy bơ đậu phộng là một trong số đó. Bơ đậu phộng cung cấp năng lượng lâu dài cho cơ thể với khoảng 90 calo cho 2 muỗng bơ đậu phộng.
Protein, chất xơ và chất béo rất tốt cho sức khỏe có trong bơ đậu phộng có thể cung cấp cho cơ thể bạn nguồn năng lượng dồi dào để bắt đầu một ngày làm việc. Nó còn giúp giữ cho lượng đường trong máu được ổn định và ngăn chặn những biến đổi sau này.
Tốt cho tim mạch
Nhiều nguyên cứu cho rằng, bơ đậu phộng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhờ vào những chất dinh dưỡng có lợi cho tim mạch có trong bơ đậu phộng như là magie, niacin, đồng, axit oleic và đang dạng chất chống oxy hóa khác.
Ngoài ra, trong bơ đậu phộng còn có chất resveratrol, chất này có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các bệnh mãn tính khác ở động vật. Hợp chất resveratrol có nhiều lợi ích tiềm năng khác đối với cơ thể, mặc dù chưa có nhiều bằng chứng trên cơ thể người.
Giảm lượng cholesterol và ngăn ngừa lão hóa
Trong bơ đậu phộng không chỉ chứa nhiều vitamin và nhiều khoáng chất khác, bơ đậu phộng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng hoạt tính sinh học khác có thể có lợi ích cho sức khỏe. Như trong bơ đậu phộng có chứa thành phần chống oxy hóa như axit p-coumaric, có thể giúp làm giảm viêm khớp ở chuột.
Trong dầu đậu phộng có chứa một lượng Phytosterol đáng kể, loại phổ biến nhất là beta-sitosterol. Phytosterol có tác dụng giúp cho cơ thể giảm đi việc hấp thu cholesterol từ đường tiêu hóa từ đó làm giảm đi nồng độ cholesterol có trong máu.
Hỗ trợ quá trình luyện tập thể hình
Khi sử dụng bơ đậu phộng giúp cơ thể hấp thụ được nhiều protein hơn, vì trong quá trình luyện tập cần phải vỡ các mô cơ và axit amin để sửa chữa lại. Axit amin là nền tảng của protein và đóng vai trò rất quan trọng trong các tế bào, cơ bắp cũng như các mô cơ của cơ thể, kiểm soát tổng thể các các chức năng khác của cơ thể. Tùy thuộc vào môn thể thao và lối sống của nhiều người khác nhau, thì nhu cầu nạp protein hằng ngày của mỗi người khác nhau và có thể dao động từ 0,8g đến 31g cho mỗi kg trọng của cơ thể.
Bơ đậu phộng là nguồn protein thực vật tuyệt vời để thưởng thức khi mà chế độ ăn uống lành mạnh cần giảm đi chất béo bão hoà và hàm lượng cholesterol.
Hướng dẫn làm bơ đậu phộng tại nhà
Bơ đậu phộng thường được sử dụng cho những bữa ăn nhanh hoặc cũng có thể dùng để chấn như sốt, và bạn cũng có thể làm được bơ đậu phộng tại nhà bằng các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị: Trước tiên bạn cần phải chuẩn bị một số nguyên liệu như sau để có thể làm ra bơ đậu phộng. 450-500g đậu phộng, 1 thia cà phê muối, 1 thìa cà phê mật ong, 1 thìa cà phê dầu đậu phộng nguyên chất.
Bước 2: Tiếp theo bạn cần phải rang chín đậu phộng và loại bỏ đi lớp vỏ lụa bên ngoài.
Bước 3: Tiến hành xay nhiễn đậu phộng đã được rang chín
Giai đoạn 1: Tiếng hành xây lần thứ nhất, nếu muốn làm bơ đậu phộng vẫn còn lợn cợn hạt đậu phộng vụn thì để riêng đậu phộng vụn riêng ra. Sau đó say liên tục trong 2 phút đầu. Sau đó, thì ngưng và vét hết phần bơ ở thành cối xay, trong lúc này bơ đậu phộng trông vẫn lợn cợn thấy rõ.
Giai đoạn 2: Tiếp tục cho hỗn hợp bơ xay thêm 2 phút nữa rồi ngưng và vét cối. Lúc này đậu phộng đã bắt đầu hình thành thành bơ, bơ đậu phộng ở giai đoạn này phần bơ đậu phộng đã mịn hơn lần đầu xay trông thấy.
Giai đoạn 3: Lúc này cho thêm gia vị muối, dầu đậu phộng nguyên chất và mật ong vào hỗn hợp. Sau đó tiếp tục xay hỗn hợp thêm 2 phút nữa để trộn đều gia vị và bơ đậu phộng.
Bước 4: Cho bơ đậu phộng vào hũ, đậy kín và cho vào tủ lạnh để bảo quản và sử dụng. Khi bảo quản bơ đậu phộng trong tủ lạnh có thể để được một vài tuần hoặc có thể để được lâu hơn.
Xem thêm : Dây chuyền sản xuất bơ đậu phộng nếu bạn đang có nhu cầu sản xuất số lượng lớn
Cách lựa chọn bơ đậu phộng tốt nhất
Bơ đậu phộng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và rất tiện lợi. Tuy nhiên, không phải loại bơ đậu phộng nào cũng có chất lượng tốt và phù hợp với sức khỏe của bạn. Dưới đây là những tiêu chí quan trọng để chọn lựa:
Thành phần nguyên liệu
- Chọn bơ đậu phộng tự nhiên: Ưu tiên sản phẩm chỉ chứa đậu phộng và muối. Tránh các loại có nhiều phụ gia như dầu cọ, đường hoặc chất bảo quản.
- Kiểm tra danh sách thành phần: Đọc kỹ nhãn mác để đảm bảo bơ không chứa các chất hóa học hoặc hương liệu nhân tạo.
Hàm lượng đường và muối
- Thấp đường: Chọn loại bơ không đường hoặc ít đường, đặc biệt nếu bạn đang kiểm soát cân nặng hoặc bị tiểu đường.
- Ít muối: Nếu có thể, chọn loại “unsalted” (không muối) để giảm nguy cơ cao huyết áp.
Hàm lượng chất béo
- Chất béo không bão hòa: Tìm các loại bơ đậu phộng giàu chất béo tốt (chất béo không bão hòa) và tránh những sản phẩm có thêm dầu hydro hóa, thường chứa chất béo chuyển hóa không tốt cho sức khỏe.
Kết cấu và loại bơ
- Mịn hay hạt: Dựa vào sở thích cá nhân, bạn có thể chọn loại bơ đậu phộng mịn (smooth) hoặc có hạt (chunky). Cả hai đều giàu dinh dưỡng.
- Tự nhiên hay đã khuấy: Bơ tự nhiên có thể tách dầu, bạn cần khuấy trước khi dùng, nhưng loại này thường ít qua chế biến hơn.
Chọn thương hiệu uy tín
- Thương hiệu đáng tin cậy: Lựa chọn các thương hiệu nổi tiếng, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định chất lượng.
- Hàng nhập khẩu hay nội địa: Hãy chọn sản phẩm được ghi rõ thông tin về xuất xứ và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Mua tại nơi uy tín
- Siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm sạch: Mua bơ đậu phộng ở những nơi đảm bảo nguồn gốc và bảo quản đúng cách.
- Trực tuyến: Nếu mua online, hãy chọn các nền tảng uy tín và đọc đánh giá từ khách hàng.
Lưu ý khi sử dụng bơ đậu phộng
Mặc dù bơ đậu phộng tốt cho cơ thể, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được nó. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng bơ đậu phộng.
- Bệnh nhân gút : Là bệnh do rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, bệnh nhân bị tăng axit uric máu. Vì đậu phộng là thực phẩm giàu chất béo, ăn quá nhiều sẽ làm giảm bài tiết axit uric và làm tăng thêm tình trạng bệnh.
- Trong bơ đậu phộng có thể có chứa nấm mốc hay mycotoxin. Nấm mốc rất độc và có thể gây trầm cảm cùng nhiều vấn đề về sức khỏe khác như dị ứng.
- Aflatoxin: Một số nấm mốc trong bơ đậu phộng có thể tạo ra các độc tố aflatoxin. Chất này không chỉ độc hại mà còn là chất gây ung thư. Mặc dù ở liều thấp aflatoxin không có tác động tiêu cực nhưng trong một số nguyên cứu, chất này cố mối liên kết với ung thư gan, chậm phát triển và còi cọc.
Lời kết:
Với hàm lượng protein, chất béo tốt và các vitamin, khoáng chất dồi dào, bơ đậu phộng xứng đáng là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn lành mạnh. Bằng cách kết hợp bơ đậu phộng vào các món ăn hàng ngày, bạn đã cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ quá trình giảm cân.
Bài viết liên quan : Quy trình sản xuất bơ đậu phộng